Sự tích Vu Lan báo hiếu của nhà Phật bắt đầu từ lòng hiếu thảo của ông Mục Kiền Liên. Một người hiếu đạo, trăm người học theo, thành một ngày lễ đầy nhân văn.
Sự tích Vu Lan báo hiếu vào ngày Rằm tháng 7

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Sự tích Vu Lan báo hiếu của nhà Phật bắt đầu từ câu chuyện về lòng hiếu thảo của ông Mục Kiền Liên. Một người hiếu đạo, trăm người học theo, thành ra một ngày lễ mang đầy tinh thần nhân văn và tôn vinh vẻ đẹp đạo đức.


Su tich Vu Lan bao hieu vao ngay Ram thang 7 hinh anh 2
 
Rằm tháng 7 âm lịch thường được nhiều người nhắc tới với lễ cúng cô hồn, tháng quỷ lễ, tháng của những vong linh vất vưởng tìm về nơi trần thế. Nhưng cũng trong tháng 7 mưa ngâu, Phật giáo hướng tới ngày lễ Vu Lan – lễ của đạo hiếu.
 
Sự tích Vu Lan báo hiếu được ghi chép lại trong kinh sách nhà Phật, liên quan tới đệ tử Phật học Mục Kiền Liên. Ông là một người có kiến thức Phật học uyên thâm, được liệt vào hàng đệ tử đệ nhất của Phật. Trong những năm tháng tu tập, dồn hết tâm sức cho việc chuyên tu Phật giáo, Mục Kiền Liên không nghĩ tới việc gì khác.
 
Đến khi tu thành chính quả, được chứng A La Hán, ông nhớ tới mẹ già nơi quê nhà, bèn dùng huệ nhãn nhìn xuống trần gian và thấy mẹ mình đã khuất núi, nhưng không được siêu thoát mà bị đầy xuống ngục A Tì thành quỷ đói (ngạ quỷ).
 
Trông bóng hình mẹ đói khát, tiều tụy, phải chịu khổ sở, đọa đầy, Mục Kiền Liên bèn dùng phép thần đưa cơm dâng nước tới cho mẹ. Nhưng ngạ quỷ là kiếp bị đày, cơm nước dâng lên chưa qua miệng đều hóa thành lửa nóng, càng thêm đau đớn. 
 
Sự tích Vu Lan báo hiếu kể lại, vì thương mẹ, Mục Kiền Liên đành quay về cầu xin Đức Phật chỉ cách cho mẹ siêu thoát. Phật chỉ ra, lúc còn sống, mẹ của Mục Kiền Liên đã gây nhiều nghiệp ác nên giờ gặp quả báo, phải chịu kiếp ngạ quỷ. Mình Mục Kiền Liên muốn cứu mẹ thì chưa đủ, cần phải có uy đức của chúng tăng muôn phương hợp lại mới cứu rỗi được.
 
Để giải thoát cho mẹ, Mục Kiền Liên đã đi khắp nơi mời chư tăng có phép thần thông về cầu nguyện công đức. Rằm tháng 7 lập đàn cầu khấn, nguyện vọng giải thoát vong linh, cùng nhau thành tâm cầu khấn, hóa độ. Nhờ vậy mà mẹ Mục Kiền Liên mới thoát khỏi kiếp ngạ quỷ.

Su tich Vu Lan bao hieu vao ngay Ram thang 7 hinh anh 2
 
Từ đó, nhà Phật lấy Rằm tháng 7 âm lịch là lễ Vu Lan báo hiếu, tưởng nhớ công đức của cha mẹ, nguyện lòng thành cầu nguyện cho cha mẹ bớt gánh nghiệp ác, tăng thêm nghiệp lành. Sau này, Hòa thượng Thích Nhất Hạnh đã khởi xướng lễ “bông hồng cài áo” trong ngày Vu Lan. Những ai còn mẹ xin cài bông hồng đỏ và hoa hồng trắng dành cho những người đã không còn mẹ trên đời. Lễ này được lan truyền rộng rãi và trở thành truyền thống tốt đẹp, mang tính nhân văn cao cả.
 
Sự tích Vu Lan báo hiếu xuất phát từ Phật giáo nhưng ngày nay, cả người theo Phật lẫn người không theo Phật đều hướng đến bởi ý nghĩa và giá trị mà nó mang lại. Chữ hiếu ở đời, chữ đạo ở người, mỗi năm một lần, cũng nhau nhắc nhở.
 
► Lịch ngày tốt gửi đến độc giả những câu chuyện về thế giới tâm linh huyền bí có thật?

Lễ Vu Lan: Con cái báo hiếu cha mẹ thế nào cho đúng? Vu Lan báo hiếu, ngẫm về đạo làm con Chớ nhầm lẫn giữa lễ Vu Lan và lễ cúng Cô hồn
Thái Vân
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Sự tích Vu Lan báo hiếu Rằm tháng 7 âm lịch Lễ Vu Lan


tướng con gái mũi to Ha đau Tiết Đại Hàn La so tu vi người tuổi Ngọ thờ Phật nào mă t tră ng hơn ngươ i sô sươ ng ngay sinh tuổi dậu hình xăm 3d bọ cạp bi tháng 9 sao Lưu hà nguồn Chớ tướng người tài đinh mão Văn Tuổi Tuất hợp với tuổi nào Durobi lời tự lực cánh sinh la 1960 rủ ngay giấc mơ thấy tuyết Sao Văn tinh ở cung mệnh Gia qua cách bệnh tật bính dân nghệ thuật Xem ngày giờ phật giáo Coi bói cách hóa giải hướng nhà ngũ quỷ huong cầu an tu vi Chòm sao nào tìm được bạn đời rà Quy Tuổi sửu mệnh tướngmắt sao thiên sứ trong lá số tử vi Lượng Tết Đông chí tài lộc dồi dào 4 nét tướng gặp đại nạn không chết mơ thấy mình đi dã ngoại